Ngải cứu ICHIMOKU

 1. Tổng quát

Bỏ qua phần giới thiệu nhé. Vì nó là gì, ai nghĩ ra... đã có google. Tại đây, tôi đi vào các thành phần của bộ chỉ báo Ichimoku, qua đó cố gắng làm rõ ý nghĩa của từng thành phần

Bộ Ichimoku bao gồm 5 thành phần:

Kijun sen (blue - trong hình dưới): là đường cơ bản. Nó thể hiện tính cân bằng của mức giá hiện tại (được tính bằng trung bình của high, low của một cơ số phiên trước đó - cơ số này người dùng có thể tùy chọn. Thường là 26)

Kijun-Sen = (High + Low) / 2, Chu kỳ 26

Tenkan sen (red- trong hình dưới): là đường xoay, hay đường chuyển đổi (turning line). Nó thể hiện tính xu hướng của giá hiện tại (được tính bằng trung bình cơ số 9 nến trước) - Chú ý, các cơ số trong bài viết này đều có thể thay đổi theo cài đặt của người dùng chứ không cố định. Ở đây, tôi chỉ đưa ra tham số mặc định.

Giá nằm trên Kijun-Sen, thị trường đang trong xu hướng tăng

Giá nằm dưới Kijun-Sen, thị trường đang trong xu hướng giảm

Tenkan-Sen = (High + Low) / 2, Chu kỳ 9

Chikou span (green- trong hình dưới): đường trễ (lagging line): đi theo đường giá nhưng chậm hơn cơ số 26 nến. Qua đó sẽ có cái nhìn so sánh giữa giá hiện tại và giá 26 phiên trước để xem mức độ biến động, xác nhận xu hướng...

Giá nằm trên Tenkan-Sen: thị trường đang trong xu hướng tăng

Giá nằm dưới Tenkan-Sen: thị trường đang trong xu hướng giảm

Chikou-Span = Close (phiên hiện tại), lùi về trước 26 phiên

Senkou Span A (orange- trong hình dưới): thể hiện biên hỗ trợ, kháng cự nhanh (được tính bằng trung bình giữa Kijun và Tenkan trong cơ số 26 phiên)

Chikou-Span nằm trên đường giá: xu hướng tăng. Chikou-Span càng xa đường giá thì lực tăng của xu hướng càng mạnh.

Chikou-Span nằm dưới đường giá: xu hướng giảm. Tương tự, Chikou-Span càng xa đường giá thì lực giảm của xu hướng càng mạnh.

Chikou-Span đi dọc theo đường giá, sát với đường giá: xu hướng sideway.

Senkou-Span A = (Kijun-Sen + Tenkan-Sen) / 2, tiến về trước 26 phiên

Senkou Span B (purple- trong hình dưới): thể hiện biên hỗ trợ, kháng cự chậm (được tính bằng trung bình giữa Kijun và Tenkan trong cơ số 52 phiên)

Senkou-Span B = (High + Low) / 2, chu kỳ 52, tiến về trước 26 phiên

Giá nằm trên mây Kumo: xu hướng tăng
Giá nằm dưới mây Kumo: xu hướng giảm
Giá nằm bên trong mây Kumo: xu hướng đi ngang
Mây Kumo càng dày thì lực của xu hướng càng lớn, giá khó breakout khỏi mây và ngược lại


2. Ý nghĩa các đường

Senkou

+ Có thể dùng mây để xác định ngưỡng kháng cự, hỗ trợ

Nếu giá cao hơn mây (được tạo bởi khoảng giữa 2 đường Senkou span) thì biên trên là ngưỡng hỗ trợ thứ nhất, biên dưới là ngưỡng hỗ trợ thứ 2

Tương tự nếu giá thấp hơn mây, biên dưới là kháng cự 1, biên trên là kháng cự 2

Kijun Sen

+ Dùng để đánh giá mức giá trong tương lai gần

Nếu giá trên Kijun, có thể uptrend sẽ được tiếp diễn. Vì giá hiện tại lớn hơn trung bình (high,low) x phiên trước đó

Nếu giá dưới Kijun, có thể downtrend còn tiếp diễn.

Tenkan Sen

+ Dùng để xác định xu hướng thị trường

Nếu đường này hướng lên trên (trung bình high-low phiên 0-9 > phiên 1-10 - 0: phiên hiện tại, 1: phiên trước 1) có thể coi thị trường đang đi lên

Nếu được này hướng xuống dưới, có thể coi thị trường đang đi xuống

Chikou span

+ Nó thể hiện lịch sử của thị trường vì hiển thị giá của 26 phiên trước. Do đó, nó là một công cụ để xác định tâm lý thị trường

Nếu span A cắt qua spanB hướng lên, đó là tín hiệu mua vào

Nếu span A cắt qua spanB hướng xuống dưới, đó là tín hiệu bán

+ Thể hiện xu hướng thị trường

Giá trên mây thể hiện uptrend, giá dưới mây thể hiện xu thế downtrend

3. Trade với chỉ báo Ichimoku

3.1. Ichimoku và các mức hỗ trợ, kháng cự

Một trong những chức năng tuyệt vời của hệ thống Ichimoku chính là xác định các mức hỗ trợ, kháng cự của giá. Và một điều càng đặc biệt hơn nữa là tất cả các thành phần của chỉ báo này đều có thể thực hiện chức năng đó.

Kijun-Sen, Tenkan-Sen: Các mức hỗ trợ, kháng cự quan trọng

Là một đường MA chậm trong hệ thống giao dịch Ichimoku, Kijun-Sen đóng vai trò như một ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự khi thị trường có xu hướng rõ ràng.

Trong xu hướng tăng, Kijun-Sen là ngưỡng hỗ trợ mạnh

Trong xu hướng giảm, Kijun-Sen là ngưỡng kháng cự mạnh

Khi giá cắt Kijun-Sen cũng là lúc sắp sửa xảy ra những biến động mạnh, cần cẩn trọng khi thực hiện giao dịch tại thời điểm này.


Bản thân Tenkan-Sen là một đường MA nhanh nên nó có thể xác định các mức hỗ trợ, kháng cự trong ngắn hạn nhưng độ chuẩn xác không cao do chu kỳ quá ngắn, quá bám sát đường giá và không được ứng dụng rộng rãi.

Tuy nhiên, nếu biết cách giao dịch với các đường trung bình động MA thì cũng sẽ biết đến vùng hỗ trợ, kháng cự được tạo bởi các đường MA với nhau. Và trong hệ thống Ichimoku, 2 đường MA nhanh và chậm: Tenkan-Sen và Kijun-Sen cũng có thể kết hợp để tạo ra vùng hỗ trợ hoặc kháng cự mạnh khi thị trường đang có xu hướng tăng hoặc giảm rõ ràng.




Sử dụng mây như ngưỡng hỗ trợ, kháng cự & giao dịch khi giá break mây

Vì mây là giá ở 26 phiên trước nên nó có thể dùng làm mức kháng cự, hỗ trợ. Ngưỡng này càng mạnh khi đám mây to ra, và yếu đi khi đám mây nhỏ đi

Mây cũng có thể được sử dụng để xác định xu hướng của thị trường khi các đường Senkou Span cắt nhau. và giá break mây. Tín hiệu mua càng rõ ràng hơn khi giá break mây

Ví dụ như hình


Kịch bản đối với hình ảnh trên:

Khi giá break mây, 2 đường mây (trước 26 phiên cắt nhau), đường chikou (sau 26 phiên) break mây => MUA.

3.2. Giao dịch với tín hiệu giao cắt giữa Kijun-Sen và Tenkan-Sen

Vị trí giữa 2 đường MA: MA nhanh (Tenkan-Sen) và MA chậm (Kijun-Sen) trên biểu đồ giá sẽ cung cấp cho trader các tín hiệu về xu hướng hiện tại của thị trường. Nếu Tenkan-Sen nằm trên Kijun-Sen đồng nghĩa với thị trường đang trong xu hướng tăng, ngược lại, nếu Tenkan-Sen nằm dưới Kijun-Sen thì thị trường đang trong xu hướng giảm.

Khi 2 đường này cắt nhau sẽ cung cấp cho trader các tín hiệu vào lệnh, cụ thể:

Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen từ dưới lên => vào lệnh Buy.

Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen từ trên xuống => vào lệnh Sell.

Trên thực tế, sự giao cắt giữa 2 thành phần này của chỉ báo Ichimoku xảy ra rất thường xuyên và số lượng các tín hiệu sai cũng nhiều không kém. Chính vì thế, một trong những nguyên tắc mà các bạn, những trader mới nên tuân thủ theo nếu muốn hạn chế rủi ro trong cách giao dịch này chính là “chỉ nên giao dịch thuận xu hướng”. Nghĩa là, trong một xu hướng tăng, chỉ nên chờ Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen từ dưới lên để vào lệnh Buy và ngược lại, trong xu hướng giảm, chỉ nên chờ đợi Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen từ trên xuống để vào lệnh Sell

Có thể củng cố thêm tín hiệu với các yếu tố sau:

+ Xu hướng tăng được củng cố nếu Chikou-Span nằm trên đường giá (càng cách xa càng tốt) và giá nằm trên mây Kumo.

+ Xu hướng giảm được củng cố nếu Chikou-Span nằm dưới đường giá và giá nằm dưới mây Kumo

Chiến thuật: lệnh Buy sẽ có xác suất thành công cao hơn nếu tại thời điểm Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen từ dưới lên, điểm giao cắt nằm trên mây Kumo và Chikou-Span nằm trên đường giá. Tương tự, lệnh Sell sẽ hiệu quả hơn nếu tại thời điểm Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen từ trên xuống, điểm giao cắt nằm dưới mây Kumo và Chikou-Span nằm dưới đường giá. Ví dụ:

Lệnh Buy 1: mặc dù điểm giao cắt không nằm trên mây Kumo nhưng Chikou-Span nằm trên đường giá, xu hướng tăng được củng cố, lệnh Buy 1 hiệu quả

Lệnh Buy 2: lệnh này thỏa mãn cả 2 tín hiệu củng cố xu hướng tăng, điểm giao cắt nằm trên mây Kumo và Chikou-Span nằm trên đường giá, mặc dù khoảng cách không xa.

Lệnh Sell 1: thứ nhất, lệnh này đang trái nguyên tắc thuận xu hướng, thứ hai, các tín hiệu củng cố xu hướng đều chống lại lệnh này: điểm giao cắt nằm trên Kumo và Chikou-Span cũng nằm trên đường giá.

Lệnh Buy 3: tất cả các điều kiện giao dịch đều ủng hộ cho vị thế này

3.3. Giao dịch với tín hiệu giao cắt giữa đường Chikou-Span với đường giá

Vị trí giữa Chikou-Span và đường giá cũng xác định xu hướng của thị trường. Khi 2 đường này cắt nhau sẽ cung cấp cho trader tín hiệu vào lệnh.

+ Chikou-Span cắt giá từ trên xuống => vào lệnh Sell.

+ Chikou-Span cắt giá từ dưới lên => vào lệnh Buy.

Cũng tương tự, trên thực tế, tín hiệu giao cắt giữa Chikou-Span và đường giá xảy ra rất thường xuyên, các bạn cần kết hợp thêm các tín hiệu củng cố xu hướng để giao dịch được hiệu quả nhất.

Ở thời điểm hiện tại, Chikou-Span vừa mới cắt đường giá từ dưới lên, vị trí của Chikou-Span lúc này cách khá xa giá, chứng tỏ thị trường đang trong xu hướng tăng, cộng với tín hiệu Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen từ dưới lên, hơn nữa, mây Kumo đang nằm dưới giá, đây chính là cơ hội để các bạn có thể vào một lệnh Buy đẹp. Đặt stop loss dưới đáy của mây Kumo tương lai một vài pips.


3.4. Giao dịch với các tín hiệu từ mây Kumo

Tín hiệu giao cắt giữa Senkou-Span A và Senkou-Span B

Tín hiệu này còn được gọi là tín hiệu đổi màu mây Kumo

Khi Senkou-Span A cắt Senkou-Span B từ dưới lên, mây Kumo đổi màu từ xám sang cam => vào lệnh Buy.

Khi Senkou-Span A cắt Senkou-Span B từ trên xuống, mây Kumo đổi màu từ cam sang xám => vào lệnh Sell.

Lưu ý: đây là tín hiệu được tạo ra từ mây Kumo tương lai (phần mây đi trước giá), không phải mây Kumo hiện tại, song song với đường giá



Trong trường hợp này, có rất nhiều điều kiện thuận lợi để các bạn có thể vào một lệnh Buy đẹp.

Thứ nhất, tín hiệu giao dịch: mây Kumo tương lai đổi màu từ xám sang cam.

Thứ hai, Chikou-Span nằm trên đường giá => xu hướng tăng, và nằm khá xa đường giá => lực xu hướng mạnh.

Thứ ba, Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen từ dưới lên => tín hiệu vào lệnh Buy.

Đường Senkou-Span B lúc này đi ngang khá dài, đây là mức hỗ trợ mạnh, các bạn có thể đặt stop loss của lệnh Buy tại đường dẫn B này

Tín hiệu giá breakout mây Kumo

Giao dịch phá vỡ là một trong những cách giao dịch tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất vì các bạn sẽ gặp rất nhiều trường hợp false breakout trong khi tất cả các điều kiện khác đều cho thấy sự phá vỡ một cách chắc chắn.

Nếu chưa đủ kinh nghiệm giao dịch breakout trên thị trường, khuyên các bạn không nên áp dụng cách giao dịch này.

Giá breakout mây Kumo khi nó đâm thủng mây, đóng cửa bên ngoài Kumo một cách rõ ràng và bắt đầu một xu hướng mới. Sẽ có trường hợp giá retest lại Kumo trước khi chính thức đi vào xu hướng mới nhưng cũng có lúc giá sẽ đâm thủng và đi lên/xuống thẳng mà không hề retest lại.

Đa số các trader đều chờ đợi đợt retest lại của giá rồi mới chính thức vào lệnh, nhưng điều này có thể giảm lợi nhuận tiềm năng nếu giá không retest.

Giao dịch breakout mây Kumo cũng cần thêm sự xác nhận của các tín hiệu củng cố xu hướng khác từ các thành phần còn lại của Ichimoku để xác suất giao dịch thành công cao hơn, hạn chế rủi ro hơn.

Cách giao dịch:

+ Nếu giá đâm thủng mây Kumo từ dưới lên và đóng cửa phía trên mây Kumo rõ ràng => vào lệnh Buy.

+ Nếu giá đâm thủng mây Kumo từ trên xuống và đóng cửa phía dưới mây Kumo rõ ràng => vào lệnh Sell.


Ở vị trí số 1 trên hình, giá đã đâm thủng mây Kumo và đóng cửa phía dưới đám mây. Một điều dễ dàng nhận thấy là mây Kumo lúc này khá mỏng giá dễ dàng đâm thủng hơn.

Những tín hiệu khác đều hỗ trợ cho lệnh Sell trong trường hợp này:

Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen từ trên xuống, tín hiệu vào lệnh Sell

Chikou-Span nằm dưới và cách xa đường giá ? xu hướng giảm được củng cố, lực xu hướng giảm mạnh.

Tuy nhiên, trong tình huống này, giá đóng cửa bên dưới mây Kumo không được rõ ràng, nếu muốn chắc chắn hơn, các bạn có thể nên vào lệnh khi có sự xác nhận của cây nến tín hiệu (là một cây nến giảm ngay sau breakout bar), Ngay khi cây nến xác nhận đóng cửa thì vào lệnh Sell.

Đường Senkou-Span B lúc này đóng vai trò như một mức kháng cự mạnh, các bạn có thể đặt stop loss cho lệnh Sell tại mức giá này

Tạm kết

Với tất cả các tín hiệu giao dịch từ những thành phần độc lập của chỉ báo Ichimoku và sự kết hợp giữa các thành phần với nhau, chỉ báo Ichimoku có thể tự bản thân nó tạo nên một hệ thống giao dịch hoàn chỉnh mà không cần thêm vào bất kỳ một công cụ, phương pháp nào khác.

Kết hợp tất cả các tín hiệu đã trình bày ở phần trên lại với nhau, chúng ta có hệ thống giao dịch cụ thể như sau:

Lệnh Buy

Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen từ dưới lên, điểm giao cắt nằm trên mây Kumo

Chikou-Span nằm trên và cách càng xa đường giá càng tốt

Mây Kumo đổi màu từ xám sang cam (Senkou-Span A cắt Senkou-Span B từ dưới lên)

Giá đâm thủng mây Kumo từ dưới lên một cách rõ ràng

Vào lệnh tại các điểm giao cắt (đối với giao dịch breakout Kumo thì vào lệnh tại giá đóng cửa của breakout bar), đặt stop loss tại các mức hỗ trợ quan trọng như: đáy của mây Kumo hoặc đường Senkou-Span B đi ngang.

Sử dụng các tín hiệu ngược lại để đóng lệnh hoặc kết hợp thêm các phương pháp khác như mô hình nến.

Lệnh Sell

Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen từ trên xuống, điểm giao cắt nằm dưới mây Kumo

Chikou-Span nằm dưới và cách càng xa đường giá càng tốt

Mây Kumo đổi màu từ cam sang xám (Senkou-Span A cắt Senkou-Span B từ trên xuống)

Giá đâm thủng Kumo từ trên xuống một cách rõ ràng

Vào lệnh tại các điểm giao cắt (đối với giao dịch breakout Kumo thì vào lệnh tại giá đóng cửa của breakout bar), đặt stop loss tại các mức kháng cự quan trọng như đỉnh mây Kumo hoặc đường Senkou-Span B đi ngang.

Sử dụng các tín hiệu ngược lại để đóng lệnh hoặc kết hợp mô hình nến hoặc tỷ lệ Risk:Reward hợp lý…


Tổng hợp từ forex-central.netkienthucforex.com








Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

SwingZZ MT5 with not redraw

Hello Metatrader code camp